Label-1

Phượt

Teen tự sướng

15 quy tắc ăn uống bạn nên biết khi xuất ngoại
Bạn thường thích uống cà phê buổi tối hay dùng đũa để chuyền thức ăn…? Nhưng khi bạn đi ra nước ngoài, một số thứ có thể sẽ phức tạp hơn một chút. Ví dụ như: Nếu bạn dùng dao và dĩa để ăn bánh Taco ở Mexico thì đó là điều thật ngớ ngẩn.
Vì thế, 15 phép tắc lễ nghi sau đây sẽ không chỉ giúp bạn tránh khỏi một số tình huống khó xử, mà còn có thể có thêm những người bạn mới.

1. Ở Nhật Bản, không gác đũa ngang miệng bát

Ở Nhật, bạn nên tránh những điều sau khi ngồi ăn cơm: Không dựng đứng đũa trong bát cơm, không ngậm đũa vào miệng, không cắm đũa vào thức ăn hay kéo, đẩy chén, bát. Đặc biệt, nếu bạn gác đũa ngang miệng bát nghĩa là chê món ăn dở ẹc hoặc thể hiện “tôi không cần nữa”. Đó là sự xúc phạm đến người nấu.

Người Nhật cũng không dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng. Sau khi ăn xong, họ cũng không nằm ngay. Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì chẳng khác gì con bò. Dulichgo

Khác với các quốc gia dùng đũa khác, đũa Nhật khi được đặt trên bàn ăn không được đặt thẳng về phía bên phải, bên tay cầm đũa, mà được đặt ở trước mặt người ăn, đầu đũa phải được đặt trên một cái gác đũa gọi là hashioki hướng về phía bên trái.

2. Ở Thái Lan, nhiều món được ăn bằng tay

Một số món ăn miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan thường được ăn bằng tay. Bạn sẽ gặp những món ăn dính dớp và nhầy nhụa phải dùng tay để ăn như cơm nếp chẳng hạn. Còn với những món không có thành phần nguyên liệu từ gạo thì có thể ăn bằng đũa hoặc dĩa.

3. Ở Trung Đông, Ấn Độ và một số nước châu Phi, đừng ăn bằng tay trái

Ở Nam Ấn Độ, bạn không nên cầm dao, thìa hay dĩa… bằng tay trái khi ăn. Lý do chủ yếu là vì tay trái phụ thuộc vào các bộ phận khác của cơ thể, do đó nó bị cho là dơ bẩn. Thực tế, bạn cũng đừng cầm những tài liệu quan trọng bằng tay trái. Còn nếu chỉ có một tay trái thì dĩ nhiên là bạn phải sử dụng nó rồi.

4. Trong các lễ hội truyền thống ở Georgia, uống rượu là bất lịch sự

Ở những nơi mà người Georgia gọi là lễ hội truyền thống, rượu vang chỉ được dùng để nâng ly chúc mừng. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau đặt ly xuống. Ở đất nước này, uống rượu chỉ là phần rất phụ.

5. Tại Mexico, không bao giờ ăn bánh Taco với dĩa và dao

Bạn đã bao giờ thấy ngượng đỏ mặt vì làm đổ hết đỗ chiên và nước sốt cay ra trước mặt? Quả là không may. Người Mexico nghĩ rằng ăn bánh Taco với dao và dĩa trông rất ngớ ngẩn và tệ hơn nữa, thế chẳng khác gì ăn Hamburger mà lại dùng dụng cụ ăn bằng bạc cả. Vì vậy, lịch sự nhất là bạn hãy dùng tay để ăn.

6. Ở Ý, chỉ uống 1 ly cà phê Cappuccino trước buổi trưa

Một số người Ý nói rằng uống Cappuccino cuối ngày sẽ khiến dạ dày bị rối loạn, một số người khác thì uống nó thay cho bữa sáng. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ không thấy người Ý gọi một cốc Cappuccino trong quán cà phê vào lúc 3 giờ chiều và chắc chắn là càng không phải sau một bữa tối thịnh soạn. Nếu làm vậy, bạn sẽ ngay lập tức bị gắn mác khách du lịch. Nếu bạn thấy nhất thiết phải uống cà phê sau buổi trưa thì tốt nhất là hãy tự pha cho mình một tách.

7. Tại Anh, luôn đi phía bên trái cửa sân bay và nhớ hỏi thăm về Đức Giám Mục của thành phố Norwich

Không rõ vì sao khi đi qua cửa sân bay lại nhất thiết phải đi về phía bên trái nhưng theo một số người thì đó là nghi thức truyền thống của hải quân (đỗ thuyền bên trái cảng khi cầm lái). Kể cả việc đi bên phải các hàng quán cũng rất lố bịch. Vì vậy, không đi bên phải là tốt nhất. Dulichgo

Người Anh cũng có thói quen chuyền rượu vang sang bên trái sau khi đã rót đủ cho mình. Nếu bạn ngồi cùng một bàn với người Anh, nếu có ai quên “quy tắc” đó, hãy “nhắc khéo” họ bằng câu hỏi: “Bạn có biết Đức Giám mục của Norwich là ai không?”.  Nếu họ trả lời không biết thì hãy bảo "Ông ấy là người thật tử tế nhưng lại luôn quên không đi qua cảng”. Nghe có vẻ lạ nhưng đó là sự thật. Đó là một nghi lễ truyền thống trên toàn nước Anh.
Sau này "Đức  Giám mục của  Norwich” là một từ người  Anh dùng để ám chỉ "người hay quên”.

8. Ở Pháp, không ăn bánh mì như món khai vị

Thay vì ăn bánh mì như món khai vị, bạn hãy ăn nó kèm với thức ăn, đặc biệt, hãy ăn nó với pho mát ở cuối bữa. Thêm nữa, đặt bánh mì trực tiếp trên bàn mà không có vải lót là thô thiển và mất vệ sinh ở bất cứ nơi nào khác nhưng lại hoàn toàn chấp nhận được ở Pháp. Thực tế, đó là việc làm được người Pháp ưa thích.

9. Ở Trung Quốc, không lật cá

Mặc dù, bình thường bạn có thể đã quen lật cá khi ăn hết một bên, nhưng khi ở Trung Quốc, đặc biệt là miền Nam Trung Quốc và Hồng Kông, đừng bao giờ làm thế. Bởi với người Trung Quốc, lật cá (phát âm là "dao yue”) là cụm từ tương tự như "may mắn”. Thêm vào đó, lật cá được hiểu là thuyền của ngư dân sẽ lật nhào. Những người tín tâm sẽ kéo bộ xương cá bỏ đi rồi mới ăn phần còn lại phía dưới. Tất nhiên, một bộ phận ngư dân nước ta cũng kiêng kị điều này.

10. Ở Ý, không yêu cầu cho pho mát vào pizza

Cho pho mát vào bánh pizza bị cho là một tội lỗi, giống như đặt thạch ăn kiêng Jell-O trên một ly kem sô-cô-la nguyên chất vậy. Và một số món mỳ ống ở Ý cũng không được cho pho mát vào. Ví dụ, ở Rome, pho mát truyền thống là làm từ sữa chó nên sẽ không cho nó vào các món mỳ. Nguyên tắc hàng đầu là: Nếu họ không mang sẵn pho mát cho bạn thì đừng đòi hỏi.

11. Không ăn bằng tay ở Chile

Khi ở Chile, bất kì món gì, kể cả khoai tây chiên, bạn cũng không nên dùng tay để ăn. Nguyên tắc này ít phổ biến hơn ở nhiều quốc gia Nam Mỹ khác. Vì vậy, kể cả bạn đã quen ăn khoai tây chiên bằng tay thì cũng đừng làm điều đó tại đây. Hãy tôn trọng văn hóa của quốc gia này và chỉ dùng dao và dĩa để ăn.

12. Tại Hàn Quốc, đừng tiếc lời khen ngợi món kim chi

Bạn sẽ làm cho một người Hàn Quốc vui bằng cách không hà tiện lời ca ngợi món kim chi của họ. Người Hàn Quốc uống nhiều rượu, nhưng cũng không phật ý nếu bạn nói không uống được rượu. Dù vậy, bạn vẫn nên để cho họ rót chút rượu vào cốc của mình. Dulichgo
Khi mời một người Hàn Quốc đi ăn hay dự một bữa tiệc của họ, hãy chỉ ăn uống và nói chuyện vui chứ đừng nói chuyện công việc.

13. Không trộn hay từ chối uống rượu Vodka ở Nga

Rượu Vodka luôn khiến người uống say ngay cả khi có đá. Việc pha thêm bất cứ thứ gì vào Vodka đều bị xem là làm bẩn rượu (trừ khi trộn bia vào để sản xuất ra nước giải khát nổi tiếng Yorsh). Nhưng có một hành động sai lầm còn tồi tệ hơn là khi bạn đang được ai đó mời uống rượu mà bạn lại đặt nó xuống. Khi ai đó mời nhau uống rượu Vodka là thể hiện sự tin tưởng và tình bạn.

Đó là một ý nghĩa tốt đẹp, ngay cả khi lúc ấy là 9 giờ sáng.

14. Ở Trung Đông, hãy lắc cốc nếu bạn đã uống đủ cà phê

Thông thường, những người có dòng máu Ả Rập sẽ tiếp tục đổ thêm cà phê vào cốc cho bạn nếu nó cạn, trừ khi bạn lắc chiếc cốc. Lắc cốc hay nghiêng ly 2-3 lần nghĩa là bạn đã uống đủ. Đó là một mẹo nhỏ quan trọng.

15. Tại Brazil, hãy dùng thẻ mua hàng một cách khôn ngoan

Ở nhà hàng của người Brazil, thực khách thường phải sử dụng thẻ để đặt các món ăn. Nếu người phục vụ mang ra món mà bạn thích, hãy ngửa mặt xanh lá cây của chiếc thẻ lên. Nếu bạn không muốn ăn, hãy lật mặt đỏ của thẻ lên. Đó chính là chiến thuật để sử dụng thẻ mua hàng một cách khôn ngoan.

Theo Nguyễn Nga (Petrotimes.vn)
Du lịch, GO!
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Leave a Reply