Label-1

Phượt

Teen tự sướng

Làng cổ Dịch Diệp
Việt Nam ta, có rất nhiều làng cổ nổi tiếng. Mỗi làng cổ mang một phong cách và dấu ấn riêng biệt, làng cổ Dịch Diệp (xã Trực Chính – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định) là một trong những làng cổ có tên tuổi nổi tiếng gần xa.

Được hình thành từ đầu TK 11, làng cổ Dịch Diệp xưa kia có tên gọi là Dịch Diệp Trang thuộc huyện Tây Chân – Chấn Sơn Nam, nay thuộc xã Trực Chính – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định. Làng hình thành theo phong cách chung của làng văn hóa Việt cổ truyền thống với nhiều nét đẹp cổ kính, đi vào lòng người nhiều dấu ấn khó phai.

Đầu làng đến cuối làng đều có cổng làng, có đường đi qua các làng bên. Trải qua thời gian dài, làng cổ Dịch Diệp chỉ còn duy nhất 1 cổng làng phía Nam đứng bên cạnh cây cầu cuốn bắc qua con sông thơ mộng.

Bên cạnh đó, làng vẫn còn lưu giữ được một số ngôi nhà và cổng nhà cổ, cây Bồ Đề có tuổi đời 700 – 800 năm tuổi. Nó như một minh chứng cho sự tồn tại của làng Dịch Diệp cổ cho đến nay, thể hiện sự sống lâu đời.

Theo các cụ cao niên trong làng, thì Làng cổ Dịch Diệp được hình thành từ thời nhà Lý, dưới thời vua Lý Thái Tổ, thuở ban đầu làng tập chung làm nghề canh nông, sau này mở thêm nghề dệt cửi, lúc này nghề dệt cửi bắt đầu hình thành và phát triển trên vùng đất Dịch Diệp cổ. Dulichgo

Với nghề dệt cửi truyền thống nổi tiếng, tên tuổi của làng đã nhanh chóng được vang xa hơn. Đặc biệt, năm 1947 làng đã may áo chấn thủ gửi tặng bộ đội và may tấm áo lụa gửi tặng Bác Hồ, được Người gửi thư khen.

Thế nhưng qua thời gian dài, những nét Việt cổ của làng Dịch Diệp dường như đang phai nhạt theo năm tháng cùng với sự phát triển của xã hội nên nhu cầu công việc của con người cũng thay đổi. Nghề dệt không được trú trọng nhiều bởi thu nhập không cao.

Để bảo tồn và lưu giữ những gì mà làng vẫn còn tồn tại, rất mong các cấp chính quyền cần có những giải pháp thích hợp để lấy lại vẻ đẹp cho làng Việt cổ Dịch Diệp, đồng thời lưu giữ lại nghề dệt đã bao đời nay gắn bó với bà con.

Theo Trực Chính (Dân Việt)
Du lịch, GO!
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Leave a Reply