Đăng bởi: Unknown
3/31/2015 05:28:00 AM
0
Lệ Châu hội quán, nhà thờ tổ nghề thợ bạc tại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trên một khu đất rộng 805m2, tại số 586 đường Trần Hưng Đạo B, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một ngôi nhà đã tồn tại hơn 100 năm, là nhà thờ tổ nghề thợ bạc được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn và cả vùng Nam Bộ.
Tác giả Vương Hồng Sển đã viết: "Đường Nguyễn Trãi đi một đoạn khỏi đường Tổng Đốc Phương gặp chùa Lệ Châu. Đây là "chùa tổ" thờ tổ sư của nhóm thợ và chủ lò kim hoàn. Sau những người Hoa kiều đồng nghề cũng nhập với đồng nghiệp Việt Nam nên mỗi năm cúng tổ long trọng và oai nghi lắm".
Những năm cuối thế kỷ 19, Sài Gòn đã là một khu công nghiệp khá quan trọng. Thợ thủ công Sài Gòn có tay nghề cao và được tổ chức thành các "ty thợ", "phường thợ"...
Riêng nghề thợ bạc (nghề kim hoàn ngày nay) rất phát triển. Làm cho nhà nước thì có các ty: ty thợ bạc Nội, ty thợ bạc Tả Trung, ty thợ bạc Hữu Trung... Còn tư nhân thì tập trung lại thành các lò thợ bạc. Xung quanh vùng Chợ Lớn đã có tới hơn 30 lò thợ bạc hành nghề.
< Những chạm khắc gỗ xưa tinh tế trong hội quán.
Làm ăn phát đạt - Nhớ ơn tổ nghiệp. Một số chủ lò thợ bạc có uy tín ở vùng Chợ Lớn đã đứng ra vận động quyên góp từ các lò thợ bạc trong vùng và khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, kẻ ít, người nhiều, họ đã chung lưng góp sức mua được một vuông đất ở đường Thủy Binh (Rue des Marins tức đường Trần Hưng Đạo B ngày nay).
Nhà thờ tổ được xây cất bắt đầu từ năm 1892 đến năm 1896 thì hoàn thành.
< Bàn thờ Tổ nghề tại hội quán.
Nhà thờ tổ đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn vào các năm 1920, 1934, 1946. Lần trùng tu lớn cuối cùng là tháng 8/1968 đã cất lại toàn bộ nghĩa từ và sửa chữa lớn ở chánh điện do bị bắn phá hư hại. Dulichgo
Chánh điện được xây theo kết cấu ba gian dọc, có hai hàng cột chạy dài từ ngoài vào trong, tường gạch tô, mái lợp ngói âm dương. Bài trí ở chánh điện đơn giản, không có một pho tượng nào.
< Chiếc chuông đồng cổ.
Mặt trường chính của chánh điện đặt ba khám thờ được trang trí bằng những bao lam chạm trổ rồng, phụng, hoa, điểu... sắc nét công phu
Chính giữa là khám thờ lớn ở trong đặt các đồ thờ tự và bài vị với hai chữ "Tổ Sư" được viết theo lối đại tự đẹp, chân phương và được sơn son thếp vàng. Hai bên là hai khám thờ nhỏ, khám thờ bên phải đề hai chữ "Tiền Hiền", khám thờ bên trái đề hai chữ "Hậu Hiền".
Từ ngoài vào trong dọc theo các hàng cột có 6 cặp câu đối và 9 bức hoành phi với nội dung tập trung vào chủ đề nhớ ơn tổ nghiệp, ca ngợi sự phát triển thịnh đạt của nghề thợ bạc. Tất cả các hoành phi, câu đối, bao lam... đều được sơn son thếp vàng với chất lượng giấy qui có độ tuổi vàng cao nên đều láng bóng và rõ nét, dù tất cả đều có niên đại khá lâu.
< Chiếc lư đồng lớn, quai chạm đầu kỳ lân mắt ngọc.
Trong nhà thờ tổ còn tồn giữ được một số hiện vật khá độc đáo: Một cái trống lớn có chiều cao 1,10m, đường kính 0,60m, tang trống không phải bằng các mảnh gỗ ghép mà lại là một cây gỗ tròn lớn khoét rỗng. Dulichgo
Đi đôi với trống là một quả chuông cao 1m, đường kính 0,50m, trên chuông để niên đại năm Ất Mùi (1895) do thợ Hà Nội chế tác và ghi rõ họ tên 14 người trong nghề thợ bạc phụng cúng để tỏ lòng thành kính tổ sư.
Đặc biệt là 4 tấm bia đá đặt đối nhau ở hai bức vách chánh điện. Có tấm có niên đại 1895, có tấm để năm 1916, 1920. Trên các tấm bia khắc tên họ, tên hiệu, địa phương, số tiền đóng góp để xây dựng nhà thờ tổ. Qua đó ta thấy có mặt đệ tử nghề thợ bạc khắp Nam kỳ lục tỉnh: Tây Cống, Đề Ngạn, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ... người Hoa, người Việt. Bên cạnh những tên hiệu chữ Hán Nôm như: Thịnh Đức, Kim Phước, Đức Phát... còn có những tên hiệu rất Nam Bộ như: Năm Sương hiệu, Bảy Trừ hiệu...
< Các loại nữ trang xưa, bày trong tủ kính.
Theo truyền thuyết nhà thờ tổ sư nghề thợ bạc này, được dựng lên để thờ một vị tổ sư họ Trần (không rõ tên), quê từ miền ngoài vào, nguyên là thợ bạc trong cung nội, học nghề thợ bạc từ hai vị cao tổ của nghề kim hoàn Việt Nam là hai cha con: "Đệ nhất tổ sư"Cao Đình Độ (1743 - 1810, hiệu "Đệ nhất tổ sư" do vua Gia Long phong năm 1810) và "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương (1773 - 1821, hiệu "Đệ nhị tổ sư" do vua Minh Mạng phong năm 1821).
Ngày nay lăng mộ hai vị tổ sư đều tọa lạc tại phường Trường An, nằm phía Nam kinh thành Huế, nhà thờ hai vị tổ sư - gọi là từ đường họ Kim Hoàn - ở số 7 chùa Ông, phường Phú Cát, thành phố Huế.
Tại đây còn lưu giữ sắc phong của vua Khải Định, phong thần cho hai vị tổ sư: "Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò chi thần". Vị tổ sư họ Trần lưu lạc vào Nam bộ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh và truyền nghề thợ bạc tại Nam Kỳ vào những năm giữa thế kỷ 18.
< Hình ảnh ngay bàn thờ tổ là lăng mộ tổ sư thợ bạc ở Huế.
Lễ giỗ tổ kim hoàn tại Lệ Châu hội quán được tổ chức vào ngày 7 tháng Hai (âm lịch), là ngày giỗ của vị "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương. Ngày cúng tổ hàng năm ở đây qui tụ rất đông các đệ tử của nghề thợ bạc từ khắp các vùng Nam Kỳ lục tỉnh. Lễ giỗ được tổ chức trong ba ngày từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Hai (âm lịch). Dulichgo
< Lễ giỗ tổ thợ bạc vào ngày 8 tháng 2 Âm lịch vừa qua.
Hơn một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà thờ tổ vẫn được Ban trị sự và các đệ tử của nghề thợ bạc bảo quản nguyên vẹn. Ngôi nhà không chỉ là nơi thờ cúng bình thường nói lên truyền thống "tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của những người hành nghề kim hoàn mà còn mang đậm những nét văn hóa đặc sắc về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình phát triển của vùng Sài Gòn và Nam Bộ xưa. Vì lý do đó "Lệ Châu hội quán" đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 1811/1998/QĐ-BVHTT ngày 31/8/1998./.
Theo web Quận 5, ảnh từ báo Phụ Nữ
Du lịch, GO!
Đây là một ngôi nhà đã tồn tại hơn 100 năm, là nhà thờ tổ nghề thợ bạc được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn và cả vùng Nam Bộ.
Tác giả Vương Hồng Sển đã viết: "Đường Nguyễn Trãi đi một đoạn khỏi đường Tổng Đốc Phương gặp chùa Lệ Châu. Đây là "chùa tổ" thờ tổ sư của nhóm thợ và chủ lò kim hoàn. Sau những người Hoa kiều đồng nghề cũng nhập với đồng nghiệp Việt Nam nên mỗi năm cúng tổ long trọng và oai nghi lắm".
Những năm cuối thế kỷ 19, Sài Gòn đã là một khu công nghiệp khá quan trọng. Thợ thủ công Sài Gòn có tay nghề cao và được tổ chức thành các "ty thợ", "phường thợ"...
Riêng nghề thợ bạc (nghề kim hoàn ngày nay) rất phát triển. Làm cho nhà nước thì có các ty: ty thợ bạc Nội, ty thợ bạc Tả Trung, ty thợ bạc Hữu Trung... Còn tư nhân thì tập trung lại thành các lò thợ bạc. Xung quanh vùng Chợ Lớn đã có tới hơn 30 lò thợ bạc hành nghề.
< Những chạm khắc gỗ xưa tinh tế trong hội quán.
Làm ăn phát đạt - Nhớ ơn tổ nghiệp. Một số chủ lò thợ bạc có uy tín ở vùng Chợ Lớn đã đứng ra vận động quyên góp từ các lò thợ bạc trong vùng và khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, kẻ ít, người nhiều, họ đã chung lưng góp sức mua được một vuông đất ở đường Thủy Binh (Rue des Marins tức đường Trần Hưng Đạo B ngày nay).
Nhà thờ tổ được xây cất bắt đầu từ năm 1892 đến năm 1896 thì hoàn thành.
< Bàn thờ Tổ nghề tại hội quán.
Nhà thờ tổ đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn vào các năm 1920, 1934, 1946. Lần trùng tu lớn cuối cùng là tháng 8/1968 đã cất lại toàn bộ nghĩa từ và sửa chữa lớn ở chánh điện do bị bắn phá hư hại. Dulichgo
Chánh điện được xây theo kết cấu ba gian dọc, có hai hàng cột chạy dài từ ngoài vào trong, tường gạch tô, mái lợp ngói âm dương. Bài trí ở chánh điện đơn giản, không có một pho tượng nào.
< Chiếc chuông đồng cổ.
Mặt trường chính của chánh điện đặt ba khám thờ được trang trí bằng những bao lam chạm trổ rồng, phụng, hoa, điểu... sắc nét công phu
Chính giữa là khám thờ lớn ở trong đặt các đồ thờ tự và bài vị với hai chữ "Tổ Sư" được viết theo lối đại tự đẹp, chân phương và được sơn son thếp vàng. Hai bên là hai khám thờ nhỏ, khám thờ bên phải đề hai chữ "Tiền Hiền", khám thờ bên trái đề hai chữ "Hậu Hiền".
Từ ngoài vào trong dọc theo các hàng cột có 6 cặp câu đối và 9 bức hoành phi với nội dung tập trung vào chủ đề nhớ ơn tổ nghiệp, ca ngợi sự phát triển thịnh đạt của nghề thợ bạc. Tất cả các hoành phi, câu đối, bao lam... đều được sơn son thếp vàng với chất lượng giấy qui có độ tuổi vàng cao nên đều láng bóng và rõ nét, dù tất cả đều có niên đại khá lâu.
< Chiếc lư đồng lớn, quai chạm đầu kỳ lân mắt ngọc.
Trong nhà thờ tổ còn tồn giữ được một số hiện vật khá độc đáo: Một cái trống lớn có chiều cao 1,10m, đường kính 0,60m, tang trống không phải bằng các mảnh gỗ ghép mà lại là một cây gỗ tròn lớn khoét rỗng. Dulichgo
Đi đôi với trống là một quả chuông cao 1m, đường kính 0,50m, trên chuông để niên đại năm Ất Mùi (1895) do thợ Hà Nội chế tác và ghi rõ họ tên 14 người trong nghề thợ bạc phụng cúng để tỏ lòng thành kính tổ sư.
Đặc biệt là 4 tấm bia đá đặt đối nhau ở hai bức vách chánh điện. Có tấm có niên đại 1895, có tấm để năm 1916, 1920. Trên các tấm bia khắc tên họ, tên hiệu, địa phương, số tiền đóng góp để xây dựng nhà thờ tổ. Qua đó ta thấy có mặt đệ tử nghề thợ bạc khắp Nam kỳ lục tỉnh: Tây Cống, Đề Ngạn, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ... người Hoa, người Việt. Bên cạnh những tên hiệu chữ Hán Nôm như: Thịnh Đức, Kim Phước, Đức Phát... còn có những tên hiệu rất Nam Bộ như: Năm Sương hiệu, Bảy Trừ hiệu...
< Các loại nữ trang xưa, bày trong tủ kính.
Theo truyền thuyết nhà thờ tổ sư nghề thợ bạc này, được dựng lên để thờ một vị tổ sư họ Trần (không rõ tên), quê từ miền ngoài vào, nguyên là thợ bạc trong cung nội, học nghề thợ bạc từ hai vị cao tổ của nghề kim hoàn Việt Nam là hai cha con: "Đệ nhất tổ sư"Cao Đình Độ (1743 - 1810, hiệu "Đệ nhất tổ sư" do vua Gia Long phong năm 1810) và "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương (1773 - 1821, hiệu "Đệ nhị tổ sư" do vua Minh Mạng phong năm 1821).
Ngày nay lăng mộ hai vị tổ sư đều tọa lạc tại phường Trường An, nằm phía Nam kinh thành Huế, nhà thờ hai vị tổ sư - gọi là từ đường họ Kim Hoàn - ở số 7 chùa Ông, phường Phú Cát, thành phố Huế.
Tại đây còn lưu giữ sắc phong của vua Khải Định, phong thần cho hai vị tổ sư: "Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò chi thần". Vị tổ sư họ Trần lưu lạc vào Nam bộ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh và truyền nghề thợ bạc tại Nam Kỳ vào những năm giữa thế kỷ 18.
< Hình ảnh ngay bàn thờ tổ là lăng mộ tổ sư thợ bạc ở Huế.
Lễ giỗ tổ kim hoàn tại Lệ Châu hội quán được tổ chức vào ngày 7 tháng Hai (âm lịch), là ngày giỗ của vị "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương. Ngày cúng tổ hàng năm ở đây qui tụ rất đông các đệ tử của nghề thợ bạc từ khắp các vùng Nam Kỳ lục tỉnh. Lễ giỗ được tổ chức trong ba ngày từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Hai (âm lịch). Dulichgo
< Lễ giỗ tổ thợ bạc vào ngày 8 tháng 2 Âm lịch vừa qua.
Hơn một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà thờ tổ vẫn được Ban trị sự và các đệ tử của nghề thợ bạc bảo quản nguyên vẹn. Ngôi nhà không chỉ là nơi thờ cúng bình thường nói lên truyền thống "tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của những người hành nghề kim hoàn mà còn mang đậm những nét văn hóa đặc sắc về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình phát triển của vùng Sài Gòn và Nam Bộ xưa. Vì lý do đó "Lệ Châu hội quán" đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 1811/1998/QĐ-BVHTT ngày 31/8/1998./.
Theo web Quận 5, ảnh từ báo Phụ Nữ
Du lịch, GO!
Tagged with:
Thắng cảnh tâm linh
Thành phố tôi
Unknown
Tạp chí Việt: Blog cập nhật tin tức gia đình, làm đẹp, thời trang, du lịch, pháp luật đời sống mới nhất hàng ngày. "www.TapChi.Info " tin tức của người Việt.Popular Posts
-
Thông tin về thời điểm mở bán Căn hộ Vincity từ Tập đoàn Vingroup vào lúc nàonày họ không quá quan tâm đến việc khi nào thị trường xuống đáy. Ngày mai tôi cần mua nhà, tôi chuẩn bị tiền từ 1-2 năm trước và khi tôi đi...
-
Lãng du bên lòng hồ Ea KaoL à danh thắng ít được du khách biết tới, hồ Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) - điểm đến quen thuộc của nhiều người dân phố núi - đang thu...
-
Sao Việt đỏm dáng với giày thể thaoNếu như trước đây, giày thể thao thường được sử dụng chỉ trong một vài hoàn cảnh nhất định và mang kiểu dáng cứng cáp, thì ngày nay các nhà ...
-
10 trò đùa ngày cá tháng tư dành cho dân CNTT(Giải trí) - N gày 01/04 hàng năm là Ngày nói dối hay còn được gọi là ngày Cá tháng Tư - dịp mà người dân trên toàn thế giới 'dành tặng...
-
Kỳ Duyên, Ngọc Trinh mặc đẹp nhất tuần với váy khoét eo, hở lưngHoa hậu Kỳ Duyên diện váy có điểm nhấn ở chi tiết cut-out khoe eo và lưng khi dự sự kiện. Ở một sự kiện khác, Hoa hậu Việt Nam 2014 chọn đầm...
-
Bạn đã biết địa chỉ phân phối máy lọc nước Nano Geyser hay chưaLõi lọc 3: Lõi PP1M: Loại bỏ các cặn bẩn: rong rêu, gỉ sắt, bọ gậy. có kích thước lớn Máy lọc nước Nano Geyser có tốt không hơn 1micron. ...
-
Hương miến Bình Lư(BLC) - G ần đây, hương vị miến dong Bình Lư - đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đang dần vươn mình đến với người tiêu dùng các tỉnh miền xuôi ...
-
Ngắm đường hoa Xuân ở Đà NẵngT ừ chiều ngày 9.2, đường hoa với chủ đề “Đà Nẵng – Rực rỡ sắc xuân” đã được khai mạc và chính thức phục vụ người dân và du khách. Từ sau nă...
-
Kỷ niệm khó quên của phượt thủ(VNE) - T rên đường du lịch bụi, việc vô tình gặp "ma" hay nhờ một tai nạn bất ngờ xảy ra mà nên duyên đôi lứa thường được coi là ...
-
Thông tin về Chung cư Vincity từ Chủ đầu tư Vingroup là gìtâm đến việc khi nào thị trường xuống đáy. Ngày mai tôi cần mua nhà, tôi chuẩn bị tiền từ 1-2 năm trước và khi tôi đi mua nhà, tôi không ch...
Danh Mục
Địa danh
Xã xì trét
Chuyến đi kỳ thú
Thắng cảnh tâm linh
Làng nghề
Lễ hội
Girl xinh
Girl Châu Á
Núi
Du lịch
Bikini
Tự tình
Động
Lộ hàng
Girl Việt Nam
Blogger
18+
Ẩm thực
Khách sạn
Cẩm nang du lịch
Làm đẹp
Hot girl
Sức khỏe
Clip Shock
Show Biz
Teen tự sướng
Tin tức sốc
Y học bốn phương
Đà Lạt
Girl Châu Âu
Góc Tâm Sự
Ngọc Trinh
Đặt khách sạn
Ảnh nóng
Ảnh sex
Chăm sóc da
Công ty đa cấp
Dưỡng da
Gái đẹp 3 miền
Hiếp Dâm
Khám phá
Lưu Dịp Phi
Ngực phụ nữ
Nuôi dạy con
Sống ảo
Thủ thuật Blogger
Trang điểm
No comments: