Label-1

Phượt

Teen tự sướng

Về An Lão những ngày hè
(iHay) - Mùa hè nóng bức cộng thêm việc những khu du lịch, những bãi biển luôn trong tình trạng quá tải thì cách tốt nhất là bạn nên tìm về những chốn bình yên, ít người biết đến nhưng không kém phần thú vị để tận hưởng mùa hè theo cách riêng của mình. Và An Lão sẽ không làm bạn thất vọng.

< Hoàng hôn lung linh huyền ảo trên mặt hồ sông Vố.

Huyện An Lão, tỉnh Bình Định là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 100km về hướng tây bắc. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (của tỉnh Quảng Ngãi), An Khê (Gia Lai).

< Đập thác nước thủy điện sông Vố, nơi này cung cấp điện cho toàn huyện.

Bốn phía của huyện bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão. Trung tâm huyện cách quốc lộ 1 khoảng 27 km. Vào thời điểm năm 2006, chỉ có một đường duy nhất có thể đi bằng ôtô từ quốc lộ 1 đến trung tâm huyện.

< Địa danh Cổng Trời thuộc xã An Toàn, xã cao nhất của huyện An Lão (hơn 1.000m so với mực nước biển), cách trung tâm huyện 30km. 

< Những đứa trẻ dân tộc thiểu số cùng nhau nô đùa dưới dòng suối xanh mát.

Huyện có 10 xã, thị trấn; trong đó có 3 xã, thị trấn vùng núi và 7 xã vùng cao là: Thị trấn An Lão, An Dũng, An Hòa, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Tân, An Toàn. An Trung, An Vinh. Thời tiết ở huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Nguyên.
Dulichgo
Bởi khác biệt về địa hình nên khí hậu đôi khi không theo khí hậu chung trong khu vực. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

< Hình ảnh này gợi cho ta liên tưởng đến một Sa Pa trong lòng Bình Định.

Để đến An Lão, từ quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Hoài Nhơn) các bạn chạy dọc lên phía tây 25km nữa là tới. Đã không biết từ đâu và khi nào có câu: Đường lên An Lão cheo leo. Thương em anh mới băng đèo tới đây.

< Triền ruộng bậc thang tô điểm thêm sự đa dạng về phong cảnh An Lão.

Chỉ có 2 câu thơ thôi nhưng ẩn chứa quá nhiều sự gợi mở, kích thích sự tò mò của mọi người khi có ý định đến đây. Phong cảnh An Lão mang đặc trưng của miền núi non, của vùng đất hứa.
Dulichgo
Những triền ruộng bậc thang bát ngát, những cung đường, dốc núi ngoằn ngoèo dựng đứng là sự thử thách đặc biệt cho những phượt thủ, cho những ai đam mê tìm hiểu khám phá những vùng đất mới. Nếu bạn muốn chinh phục thì cần phải có tay lái thật cứng, trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết khi đi rừng mới có thể đảm bảo an toàn.

< Một đoạn suối giữa khu rừng nguyên sinh, thích hợp cho việc cắm trại qua đêm dành cho các “phượt thủ”.

An Lão không chỉ được biết đến với sự hài hòa về phong cảnh với con người mà còn thể hiện qua ẩm thực, những món ăn truyền thống đi vào lòng người như bánh xèo, bánh ít lá gai, bánh tráng hay những quả cây rừng đậm chất “núi” nơi đây như sim, trâm, xay nhung, dủ dẻ…

< Nhà sàn đặc trưng của những người dân tộc thiểu số ở vùng núi An Lão.

Đặc biệt có món cá niên, loại cá này rất hay là nó chỉ sống ở những dòng suối chảy xiết, thú vị hơn nữa là cá niên bơi ngược dòng vì vậy thịt của nó săn chắc, béo, có vị đắng và ăn rất ngon.
Dulichgo
Cộng thêm với rau dớn (một loại thực vật cùng họ với dương xỉ), người ta hay gọi là “mực núi” khiến không ít du khách mê mệt vì 2 món khoái khẩu này.

< Tượng đài chiến thắng An Lão được xây dựng và hoàn thành năm 2014.

Con người An Lão giản dị, chất phác và đặc biệt rất hiếu khách. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từng là căn cứ quân sự, chứng kiến nhiều trận đánh oai hùng của dân tộc ta trong thời kỳ cách mạng, nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày.

Theo Tiến Huy (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!

Về An Lão leo đèo, ngắm thác 
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Leave a Reply