Label-1

Phượt

Teen tự sướng

Khám phá động Đá Hoa ở Cát Bà
Đến với Cát Bà, chúng ta không thể bỏ qua một địa chỉ du lịch hấp dẫn đó là Động Đá Hoa (Cương) thuộc xã Gia Luận. Xã Gia Luận nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà tiếp giáp với vịnh Hạ Long đồng thời là bến phà nối với Tuần Châu (Quảng Ninh).

Động đá Hoa nằm ở dãy núi phía đông Bắc, là một trong 20 hang động lớn nhỏ của đảo Cát Bà. Đến với hang động này, bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp huyền bí của nó do những tượng đá thạch nhũ mang dáng vẻ hình người như được chạm khắc nghệ thuật tự nhiên, những hình thù mang những ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích xa xưa. Đặc biệt nơi đây còn là điểm mà các nhà khảo cổ học đã tìm ra răng hóa thạch của loài vượn cổ cách đây hàng chục vạn năm.

Động nằm ở độ cao khoảng 15 đến 20 mét so với mặt bằng cư trú, 50 mét so với mực nước biển. Chiều cao của động khoảng trên dưới 10 mét, nơi rộng nhất của động là 25 mét, chiều dài khoảng gần 100 mét. Phía trên của động có nhiều thạch nhũ với hình khối như những công trình điêu khắc tuyêt vời của tạo hoá. Bên dưới nền động có hồ nước nhỏ càng tăng thêm sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua.
Dulichgo
Những hình khối của nhũ đá mang dáng dấp của những pho tượng hình người, hình thú khiến cho ta liên tưởng tới những nhân vật trong chuyện cổ tích. Điều đặc biệt hơn cả là tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện chiếc răng hoá thạch của người vượn cổ có niên đại cách ngày nay hàng chục vạn năm. Sự phát hiện này là một minh chứng về sự tồn tại của người vượn cổ trên đảo Cát Bà.

Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa song Động Đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn chưa có sự xâm hại của con người. Với vị trí, địa lý rất thuận lợi và hệ thống giao thông thuận tiện, Động Đá Hoa đang là một địa chỉ lý tưởng đối với những du khách ham hiểu biết về du lịch khảo cổ học. Ngành văn hoá huyện đảo Cát Bà hiện đang có chương trình bảo vệ và nghiên cứu giới thiệu Động Đá Hoa đến với mọi du khách trong hệ thống du lịch khảo cổ học của đảo Cát Bà.

Theo DulichVn
Du lịch, GO!
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Leave a Reply