Label-1

Phượt

Teen tự sướng

Về Quảng Ninh mua ‘vàng đen’ làm quà Tết
(iHay) - Những khối than đá thô ráp qua bàn tay khéo léo của người thợ trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo.

< Trời rét buốt nhưng người thợ vẫn miệt mài “thổi hồn” vào than đá.

Vào một ngày cuối năm mưa lất phất, chúng tôi tìm đến một trong những xưởng chế tác than đá lớn ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh. Đó là xưởng của gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết ở khu 8, phường Hồng Hải.

< Anh Quyết khắc chiếc trống đồng nhỏ bằng than đá. Bụi than lấm lem, thu nhập thấp nên nhiều người không mặn mà với nghề điêu khắc than.

Không khí Tết đang cận kề khắp nẻo đường nhưng những người thợ ở đây vẫn miệt mài với công việc chế tác than đá như thường nhật. Trong tiếng máy mài, tiếng đục chạm, những khuôn mặt người thợ lấm lem bụi than cặm cụi “thổi hồn” vào khối than kíp lê để tạo hình khối, chạm khắc thành phẩm.

< Một chiếc lộc bình “khủng” trưng bày trong nhà anh Quyết.
Dulichgo
Anh Quyết cho biết, nghề điêu khắc than đá bận rộn nhất vào dịp cuối năm và ra Tết. Thời điểm này, đơn hàng nhiều nên vợ chồng anh cùng 5 người thợ làm liên tục, chỉ tranh thủ ăn trưa và nghỉ ngơi chút để làm cho kịp có hàng giao cho khách.

< Hòn trống mái và chiếc thuyền buồm là vật phẩm lưu niệm ý nghĩa.

Em rể của anh Quyết là anh Nguyễn Mạnh Tuân (30 tuổi), làm công nhân ở công ty than Hòn Gai tranh thủ lúc rảnh rỗi đến làm. “Cuối năm cần nhiều khoản tiền chi tiêu nên tôi cố gắng làm để cái Tết này đầy đủ hơn. Nhìn bụi than bẩn thỉu này thôi nhưng tạo ra một sản phẩm đẹp mắt thấy thú vị lắm. Chúng tôi hay đùa nhau làm nghề điêu khắc than vừa làm đẹp cho đời lại làm đẹp tâm hồn đấy”, anh Tuân chia sẻ.

< Pho tượng Đức Phật Thích ca bằng than đá.

Qua tìm hiểu, sản phẩm của gia đình anh Quyết không chỉ đặt tại các ki ốt bên bờ Vịnh Hạ Long để bán cho khách du lịch mà còn được các đại lý đặt hàng đi nhiều tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội… Thậm chí có khách du lịch Pháp, Tây Ban Nha từng đến tận xưởng để tìm hiểu và đặt anh Quyết chế tác đồ lưu niệm là chiếc kính hiển vi, máy đánh chữ để mang về nước. Hiện nay, nhà anh Quyết đang trưng bày khá nhiều tác phẩm điêu khắc từ than đá như bức tượng Đức Phật, bàn chân Phật, sư tử, hòn trống mái...

Nếu không đến gần ngắm nghía thì ít ai biết rằng, chiếc lộc bình đặt ở cửa nhà cao 1,8m, nặng cả tạ đen như gỗ lim lại được tạo tác từ một khối than kíp lê lớn. Anh Quyết cho biết, chiếc lộc bình có giá cả trăm triệu này phải kì công điêu khắc hàng tháng trời.

< Những vật phẩm nhỏ có thể trang trí ở bàn làm việc.
Dulichgo
Anh Quyết là đời thứ 3 duy trì nghề chế tác than đá ở đất mỏ. Bố anh là nhà điêu khắc Tuấn Lợi từng khắc tượng than đá cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông nội anh Quyết vốn là một thợ mỏ và chế tác nhiều bức tượng cho các chủ hầm than thời Pháp thuộc. Đến nay, anh Quyết đã có hơn 25 năm theo nghề điêu khắc trên than đá.

< Chiếc thuyền lớn có những cánh buồm được đẽo tạc kỳ công, rất dễ vỡ nếu không bảo quản cẩn thận.

“Sản phẩm điêu khắc than đá này mang đậm nét đặc trưng của vùng mỏ Quảng Ninh. Những người thợ làm nghề này không hề đơn giản, ngoài chuyện kiên trì, khéo léo, say mê với nghề thì còn phải chịu được cả sự nhem nhuốc. Nhiều bạn trẻ đến đây thấy bẩn quá là nghỉ luôn”, anh Quyết chia sẻ.
Dulichgo
Nghề chế tác mỹ nghệ than đá chỉ có ở Quảng Ninh, từ thời Pháp thuộc. Đến nay cả tỉnh Quảng Ninh còn khoảng 5 hộ gia đình làm nghề điêu khắc than đá. Nhưng giờ đây, nghề này đang có nguy cơ mai một ở đất mỏ. Anh Quyết chia sẻ, nghề này đang bị mai một dần vì rất kén người làm, thu nhập không ổn định và thiếu sự quan tâm đầu tư của nhà quản lý.

< Để có được những sản phẩm điêu khắc từ than đá đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ.

Năm 2007, gia đình anh đã từng lập công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ nhằm phát triển nhưng sau đó phải giải thể. Vất vả là vậy nhưng những người thợ yêu nghề như anh Quyết vẫn cố gắng trụ lại với nghề, bởi đó không chỉ là công việc để mưu sinh mà còn là sự giữ gìn truyền thống gia đình, làm đẹp cho đời.

Theo Vũ Ngọc Khánh (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Leave a Reply