Label-1

Phượt

Teen tự sướng

Khám phá Bảo Thiên Xuân
(QNO) - Nằm trên triền tây chân núi Nứa ở xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), Bảo Thiên Xuân có 3 mặt giáp núi, một mặt nhìn ra sông, bao bọc bởi hệ thống bờ thành được xếp đá vững chãi. Người dân địa phương gọi Bảo Thiên Xuân là làng, tên nguyên gốc là làng Xoáy, hoặc xóm Đá.

Vững chãi với thời gian

Con đường đá phủ rêu xanh men dưới chân núi Nứa, dẫn lối chúng tôi vào Bảo Thiên Xuân. Thấp thoáng, những bờ thành xếp đá với chiều cao trên 2,5m, xếp trên nền đá mặt đáy rộng gần 3m, hiện ra nối tiếp nhau, sừng sững. Không vôi vữa, không chất kết dính, những tảng đá tự nhiên được người xưa xếp chồng lên nhau, móc xích thành lũy dài 180m theo hướng Bắc-Nam.

< Một đoạn lũy đá thuộc bờ thành bảo Thiên Xuân.

Nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh nhận định: “Bảo Thiên Xuân là một trong những đồn, bảo nằm trong hệ thống Trường Lũy, may mắn còn giữ được những nét cơ bản về mặt kiến trúc”. Sự kiên cố của thành đá như một nhân chứng hùng hồn cho sự kiên trì, khéo léo, vượt lên thiên nhiên của người Việt xưa.

Qua 2 cuộc chiến tranh, vết tích của bom đạn chỉ san lấp những đoạn lũy ngắn ở đây. Còn thời gian, dường như chỉ phủ lên lớp cây cỏ, rêu phong và tôn thêm sự hùng vĩ của bờ thành vững chãi. Dulichgo

Diện tích bên trong lũy, thuộc khuôn viên làng Thiên Xuân, rộng 14.855m2. Làng Thiên Xuân có 54- 55 nóc nhà với gần 250 người sinh sống. Ông Hồ Xuân Mỹ- Trưởng thôn Thiên Xuân cho biết, tiền hiền khai khẩn làng Thiên Xuân là dòng họ Lê. Đất đai trong làng phần lớn tập trung ở dòng họ này, sau đến họ Nguyễn và họ Hồ (2 dòng họ hậu hiền). Đến nay, thế hệ con cháu tuy không còn sinh sống trong làng Thiên Xuân nhưng vẫn lưu giữ phần đất của ông bà, trồng trọt và chăn nuôi. Ông Mỹ cho biết, trước đây, khuôn viên làng Thiên Xuân chỉ toàn sỏi, đá. Để dựng nhà, ông bà tổ tiên đã xuống bờ sông dưới núi, gánh đất về lồng lên lớp đá, làm nền nhà. Đến nay, lớp đất nền còn phủ khoảng 20-30cm bề mặt đá. Những phần đá làm “cột mốc”, phân chia ranh giới giữa các nền nhà, vẫn còn nguyên như trước.

Người làng Thiên Xuân, phần lớn ở nhà tre vách đất, lợp tranh. Khu vực của làng thường xuyên có thú dữ lai vãng. Do đó, ngoài lũy đá bao bọc bên ngoài, làng còn có 2 cổng gỗ lớn, buổi tối sẽ cắt cử người đóng cổng. Người xưa kể lại, làng Thiên Xuân có đền thờ Sơn thần, là một con cọp trắng đã về chết trong làng. Gắn với đền thờ Sơn thần là nhiều câu chuyện thần bí về sự che chở của cọp trắng đối với bà con xóm Đá. Hằng năm, đến ngày 27 tháng Chạp, dân làng lại làm lễ cúng tế, tạ ơn Sơn thần.

Cần bảo tồn và phát triển

Thời gian những người dân cuối cùng chuyển đi khỏi làng, theo nhiều bậc cao niên trong địa phương là vào khoảng năm 1946. Bà Nguyễn Thị Tài (88 tuổi), vợ ông Hồ Trọng Tấn, người đã soạn tờ trình gửi đến các cơ quan chức năng, cung cấp nhiều thông tin quý giá về xóm Đá cho các nhà nghiên cứu sau này, cho biết: “Người dân xóm Đá trước đây sử dụng nguồn nước trong hang núi chảy ra. Do đó, hình thành hệ thống dẫn nước bằng mương xếp đá, dẫn nước từ suối Hố Cái (núi Nứa) về làng. Dulichgo

Những năm chiến tranh chống Pháp, cách mạng đã động viên bà con rời làng để tránh bệnh tật từ nguồn nước”. Gia đình bà Tài là những người đầu tiên rời làng Thiên Xuân. Theo bà Tài, thời điểm này, con sông trước làng đã bị bồi đắp thành cánh đồng trũng. Nhiều người dân đã xuống núi, trồng trọt trên cánh đồng trũng đó. Dần dần, họ dời nhà khỏi xóm Đá, xuống định cư ở xóm Vườn, nằm trước cánh đồng trũng. Làng Thiên Xuân bị bỏ hoang từ đó.

Năm 2008, Bảo Thiên Xuân được công nhận là di tích quốc gia, nằm trong hệ thống Trường Lũy. Xét về thời gian hình thành, vai trò đồn trú, phòng thủ và vai trò làng, xóm, khu dân cư của di tích này, đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều. Dulichgo

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết: “Người dân địa phương lâu nay vẫn xem Thiên Xuân là một cái làng mà các dòng họ nơi đây đã cư trú từ nhiều thế kỷ trước. Còn một số nhà nghiên cứu thì xem đây là một cái bảo trong hệ thống đồn bảo thuộc Di tích Trường Lũy. Tuy nhiên, dù xét trên khía cạnh nào thì cũng không làm thay đổi giá trị lịch sử của di tích Thiên Xuân. Chúng ta có thể ghi nhận nơi đây như một kiểu làng truyền thống theo mô hình phòng thủ, là nơi cư trú của một cộng đồng dân cư xưa. Và cần quan tâm đến vấn đề bảo tồn tính nguyên vẹn cũng như phát huy các giá trị lịch sử gắn liền với du lịch cho di tích này”.

Ông Vũ cho biết thêm: “Hiện nay, UBND tỉnh đã có chủ trương cho xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích Trường Lũy, gắn với phát triển du lịch, trong đó có các đồn, bảo. Sở VHTT và DL đã lựa chọn một số đoạn di tích và một số bảo để tiến hành trùng tu, tôn tạo, trong đó có di tích Bảo Thiên Xuân”.

Theo Hà Xuyên (báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!
«
Next

Newer Post

»
Previous

Older Post


No comments:

Leave a Reply