Đăng bởi: Unknown
4/22/2015 05:35:00 AM
0
(QNO) - Muốn thưởng thức bữa cơm gạo đỏ với đồng bào, hãy trèo núi, lội suối, mướt mồ hôi. Bữa cơm gạo đỏ trong ngôi nhà sàn có hương vị, âm thanh của núi rừng đại ngàn; có câu chuyện về thần sông, thần núi.
Ngôi nhà sàn "treo" ngang lưng núi, một làn khói lam tỏa nhẹ, quyện vào lá rừng. Trong ngôi nhà, nồi cơm gạo đỏ của đồng bào dân tộc Ca Dong ở xã Sơn Liên (Sơn Tây) đang tỏa hương trên bếp than. Nồi cơm màu đỏ. Bên cạnh bếp là nồi măng rừng vàng óng đang bốc khói. Sống ở chốn thị thành, người ta đã quen với những thứ gạo trắng muốt, óng ả như mỹ nữ vì hình thức bên ngoài và cái tên gọi như: Gạo nở mềm, gạo Bắc Hương, gạo nài sữa, gạo nàng xuân…Còn đối với đồng bào miền núi Quảng Ngãi, thứ gạo trời cho này chỉ có tên mộc mạc là gạo lúa rẫy.
Gạo cao sản được trồng ngắn ngày. Còn gạo lúa rẫy phải trải qua 6 tháng sinh trưởng trên triền núi, ngậm hạt sương sa và hút nước vào những buổi chiều mưa đổ trắng rừng. Hạt gạo trắng là sản phẩm của quá trình lai ghép, lai tạo của các nhà nông học. Còn hạt gạo đỏ, với đồng bào là sản phẩm của thần núi, thần sông mà thành. Ngày lên nương phát rẫy, dùi lỗ thả hạt, người già trong nhà làm lễ cúng thần đất với những lễ vật như: Cá niên khô, trầu, cau. Đến ngày thu hoạch thì bản làng tổ chức Tết ngã rạ, mừng thần lúa. Dulichgo
Vo gạo, múc nước sông Rin đổ vào nồi, bắc lên bếp. Khi cơm chín thì ngả sang màu đỏ, hạt to như đậu đen. Cơm gạo đỏ ăn rất cứng nhưng ăn vào no lâu, đỡ tốn gạo trút vào cái bụng đói cồn cào.
“Gạo lúa rẫy hồi xưa nuôi bộ đội đánh giặc. Ăn gạo lúa rẫy cái chân nó cứng, cái tay nó mạnh, mới leo núi được” – một cụ già trong làng Sơn Liên kể câu chuyện về nồi cơm gạo đỏ nuôi quân giải phóng. Dưới sông Rin nhiều cá, trên núi có rau rừng, măng le, có lúa rẫy. Con đường qua bản thời trước in dấu chân của đoàn quân giải phóng.
Cách núi Ngót Gui không xa là con đường Trường Sơn huyền thoại, giờ đang được xây dựng trở lại. Nồi cơm gạo đỏ, nguồn sống của đồng bào. Nồi cơm ấy còn là câu chuyện của những người già kể lại cho con cháu về cái thời theo Đảng, theo Bác Hồ đánh giặc, vót chông, căng bẫy để giữ làng.
Cuối tháng Giêng, trai tráng trong làng kéo nhau lên núi trồng lúa rẫy, tai lắng nghe tiếng coòng kinh của cồng. Bước chân của họ trượt trên những triền núi để xăm lỗ và gieo hạt.
Thôn Nước Doa, nơi giáp ranh với Kon Plong của tỉnh Kon Tum, một thôn chỉ vài chục nóc nhà. Ấy vậy mà, vui quá, đồng bào làm thịt 4 con trâu một lúc trong ngày cúng thần. Những vị khách hiếm hoi đi băng qua làng đều được mời vào chung vui với dân làng. Thịt không thể nào dùng hết, phải mang phơi khô, dắt trên giàn bếp.
Tiếng lá rừng xào xạc phá tan khung cảnh bình yên, chợt vọng về bài hát Tháng 3 Tây Nguyên- “tháng 3 mùa con ong đi lấy mật… mùa em đi phát rẫy làm nương…”. Trồng lúa ở miền xuôi, mỗi người một đám ruộng. Còn trồng hạt lúa rẫy, cứ trồng vài mùa là đồng bào phải vượt núi để phát vùng rẫy mới. Vài mùa sau thì mới quay về rẫy cũ. Dulichgo
Mặt trời hạ thấp và trốn sau lưng ngọn núi Ngót Gui, những người trong làng lục đục trở về dưới mái nhà sàn. Từ đầu đến chân, ai cũng lấm lem muội than sau một ngày phát và đốt rẫy. Hỏi mua vài lon gạo lúa rẫy mang về miền xuôi, ai cũng lắc đầu: “Mua giá cao mình cũng không bán gạo”. Cuối cùng mới hiểu cái ý của đồng bào, đã là gạo thì không bán, nhưng sẵn lòng cho không.
Chợt nhớ lời già làng kể chuyện ăn gạo đỏ để cái chân nó mạnh lấy sức trèo núi. Nhưng, có lẽ, ăn bát cơm gạo đỏ còn hình thành cho con người đức tính tốt bụng, thật thà, “hiền lành như cục đất” giữa đại ngàn bao la.
Theo Lê Văn Chương (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!
Ngôi nhà sàn "treo" ngang lưng núi, một làn khói lam tỏa nhẹ, quyện vào lá rừng. Trong ngôi nhà, nồi cơm gạo đỏ của đồng bào dân tộc Ca Dong ở xã Sơn Liên (Sơn Tây) đang tỏa hương trên bếp than. Nồi cơm màu đỏ. Bên cạnh bếp là nồi măng rừng vàng óng đang bốc khói. Sống ở chốn thị thành, người ta đã quen với những thứ gạo trắng muốt, óng ả như mỹ nữ vì hình thức bên ngoài và cái tên gọi như: Gạo nở mềm, gạo Bắc Hương, gạo nài sữa, gạo nàng xuân…Còn đối với đồng bào miền núi Quảng Ngãi, thứ gạo trời cho này chỉ có tên mộc mạc là gạo lúa rẫy.
Gạo cao sản được trồng ngắn ngày. Còn gạo lúa rẫy phải trải qua 6 tháng sinh trưởng trên triền núi, ngậm hạt sương sa và hút nước vào những buổi chiều mưa đổ trắng rừng. Hạt gạo trắng là sản phẩm của quá trình lai ghép, lai tạo của các nhà nông học. Còn hạt gạo đỏ, với đồng bào là sản phẩm của thần núi, thần sông mà thành. Ngày lên nương phát rẫy, dùi lỗ thả hạt, người già trong nhà làm lễ cúng thần đất với những lễ vật như: Cá niên khô, trầu, cau. Đến ngày thu hoạch thì bản làng tổ chức Tết ngã rạ, mừng thần lúa. Dulichgo
Vo gạo, múc nước sông Rin đổ vào nồi, bắc lên bếp. Khi cơm chín thì ngả sang màu đỏ, hạt to như đậu đen. Cơm gạo đỏ ăn rất cứng nhưng ăn vào no lâu, đỡ tốn gạo trút vào cái bụng đói cồn cào.
“Gạo lúa rẫy hồi xưa nuôi bộ đội đánh giặc. Ăn gạo lúa rẫy cái chân nó cứng, cái tay nó mạnh, mới leo núi được” – một cụ già trong làng Sơn Liên kể câu chuyện về nồi cơm gạo đỏ nuôi quân giải phóng. Dưới sông Rin nhiều cá, trên núi có rau rừng, măng le, có lúa rẫy. Con đường qua bản thời trước in dấu chân của đoàn quân giải phóng.
Cách núi Ngót Gui không xa là con đường Trường Sơn huyền thoại, giờ đang được xây dựng trở lại. Nồi cơm gạo đỏ, nguồn sống của đồng bào. Nồi cơm ấy còn là câu chuyện của những người già kể lại cho con cháu về cái thời theo Đảng, theo Bác Hồ đánh giặc, vót chông, căng bẫy để giữ làng.
Cuối tháng Giêng, trai tráng trong làng kéo nhau lên núi trồng lúa rẫy, tai lắng nghe tiếng coòng kinh của cồng. Bước chân của họ trượt trên những triền núi để xăm lỗ và gieo hạt.
Thôn Nước Doa, nơi giáp ranh với Kon Plong của tỉnh Kon Tum, một thôn chỉ vài chục nóc nhà. Ấy vậy mà, vui quá, đồng bào làm thịt 4 con trâu một lúc trong ngày cúng thần. Những vị khách hiếm hoi đi băng qua làng đều được mời vào chung vui với dân làng. Thịt không thể nào dùng hết, phải mang phơi khô, dắt trên giàn bếp.
Tiếng lá rừng xào xạc phá tan khung cảnh bình yên, chợt vọng về bài hát Tháng 3 Tây Nguyên- “tháng 3 mùa con ong đi lấy mật… mùa em đi phát rẫy làm nương…”. Trồng lúa ở miền xuôi, mỗi người một đám ruộng. Còn trồng hạt lúa rẫy, cứ trồng vài mùa là đồng bào phải vượt núi để phát vùng rẫy mới. Vài mùa sau thì mới quay về rẫy cũ. Dulichgo
Mặt trời hạ thấp và trốn sau lưng ngọn núi Ngót Gui, những người trong làng lục đục trở về dưới mái nhà sàn. Từ đầu đến chân, ai cũng lấm lem muội than sau một ngày phát và đốt rẫy. Hỏi mua vài lon gạo lúa rẫy mang về miền xuôi, ai cũng lắc đầu: “Mua giá cao mình cũng không bán gạo”. Cuối cùng mới hiểu cái ý của đồng bào, đã là gạo thì không bán, nhưng sẵn lòng cho không.
Chợt nhớ lời già làng kể chuyện ăn gạo đỏ để cái chân nó mạnh lấy sức trèo núi. Nhưng, có lẽ, ăn bát cơm gạo đỏ còn hình thành cho con người đức tính tốt bụng, thật thà, “hiền lành như cục đất” giữa đại ngàn bao la.
Theo Lê Văn Chương (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!
Unknown
Tạp chí Việt: Blog cập nhật tin tức gia đình, làm đẹp, thời trang, du lịch, pháp luật đời sống mới nhất hàng ngày. "www.TapChi.Info " tin tức của người Việt.Popular Posts
-
Thông tin về thời điểm mở bán Căn hộ Vincity từ Tập đoàn Vingroup vào lúc nàonày họ không quá quan tâm đến việc khi nào thị trường xuống đáy. Ngày mai tôi cần mua nhà, tôi chuẩn bị tiền từ 1-2 năm trước và khi tôi đi...
-
Lãng du bên lòng hồ Ea KaoL à danh thắng ít được du khách biết tới, hồ Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) - điểm đến quen thuộc của nhiều người dân phố núi - đang thu...
-
Sao Việt đỏm dáng với giày thể thaoNếu như trước đây, giày thể thao thường được sử dụng chỉ trong một vài hoàn cảnh nhất định và mang kiểu dáng cứng cáp, thì ngày nay các nhà ...
-
10 trò đùa ngày cá tháng tư dành cho dân CNTT(Giải trí) - N gày 01/04 hàng năm là Ngày nói dối hay còn được gọi là ngày Cá tháng Tư - dịp mà người dân trên toàn thế giới 'dành tặng...
-
Kỳ Duyên, Ngọc Trinh mặc đẹp nhất tuần với váy khoét eo, hở lưngHoa hậu Kỳ Duyên diện váy có điểm nhấn ở chi tiết cut-out khoe eo và lưng khi dự sự kiện. Ở một sự kiện khác, Hoa hậu Việt Nam 2014 chọn đầm...
-
Bạn đã biết địa chỉ phân phối máy lọc nước Nano Geyser hay chưaLõi lọc 3: Lõi PP1M: Loại bỏ các cặn bẩn: rong rêu, gỉ sắt, bọ gậy. có kích thước lớn Máy lọc nước Nano Geyser có tốt không hơn 1micron. ...
-
Hương miến Bình Lư(BLC) - G ần đây, hương vị miến dong Bình Lư - đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đang dần vươn mình đến với người tiêu dùng các tỉnh miền xuôi ...
-
Ngắm đường hoa Xuân ở Đà NẵngT ừ chiều ngày 9.2, đường hoa với chủ đề “Đà Nẵng – Rực rỡ sắc xuân” đã được khai mạc và chính thức phục vụ người dân và du khách. Từ sau nă...
-
Kỷ niệm khó quên của phượt thủ(VNE) - T rên đường du lịch bụi, việc vô tình gặp "ma" hay nhờ một tai nạn bất ngờ xảy ra mà nên duyên đôi lứa thường được coi là ...
-
Thông tin về Chung cư Vincity từ Chủ đầu tư Vingroup là gìtâm đến việc khi nào thị trường xuống đáy. Ngày mai tôi cần mua nhà, tôi chuẩn bị tiền từ 1-2 năm trước và khi tôi đi mua nhà, tôi không ch...
Danh Mục
Địa danh
Xã xì trét
Chuyến đi kỳ thú
Thắng cảnh tâm linh
Làng nghề
Lễ hội
Girl xinh
Girl Châu Á
Núi
Du lịch
Bikini
Tự tình
Động
Lộ hàng
Girl Việt Nam
Blogger
18+
Ẩm thực
Khách sạn
Cẩm nang du lịch
Làm đẹp
Hot girl
Sức khỏe
Clip Shock
Show Biz
Teen tự sướng
Tin tức sốc
Y học bốn phương
Đà Lạt
Girl Châu Âu
Góc Tâm Sự
Ngọc Trinh
Đặt khách sạn
Ảnh nóng
Ảnh sex
Chăm sóc da
Công ty đa cấp
Dưỡng da
Gái đẹp 3 miền
Hiếp Dâm
Khám phá
Lưu Dịp Phi
Ngực phụ nữ
Nuôi dạy con
Sống ảo
Thủ thuật Blogger
Trang điểm
No comments: